Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

Trên đời này đáng sợ nhất là lòng người, mà ác độc nhất chính là miệng đời

Sống trên đời, bạn sợ nhất là thứ gì? Rất nhiều người nói rằng họ sợ ma, vậy nhưng bạn đã từng nghe qua câu: "Khủng khiếp hơn ma và thần đó chính là lòng dạ của con người''. Chúng ta trong thâm tâm đều sợ ma nhưng vốn dĩ ma không bao giờ làm chúng ta đau, chúng ta không sợ người, nhưng mọi người lại làm tổn thương ta.
Đọc thêm: Gửi những người phụ nữ đang ngập ngụa trong hôn nhân
Lòng người chính là thứ khó đo nhất trên thế gian. Khi bạn muốn thử lòng người, đối với người khác mà nói, là trong tâm bạn có vấn đề. Khi người khác muốn thử lòng bạn, bạn sẽ cho rằng bọn họ có vấn đề. Cho nên chi bằng mở lòng một chút. Cái gì cũng đừng nghĩ ngợi quá nhiều.
Sống đúng với bản thân mình là điều tốt nhất. Ngay cả lòng mình còn nhìn không thấu, làm sao có thể nhìn thấu lòng người trên thế gian được cơ chứ.
Hồi còn bé tôi rất sợ ma, nhưng bây giờ khi tôi đã lớn lên thì tôi nhận ra lòng người nham hiểm và đáng sợ hơn rất nhiều. Bởi thế mới thấy lời nói tuy không phải là dao nhưng đủ khiến trái tim của một ai đó phải đau nhói. Lời nói không phải là khói nhưng đủ khiến mắt cay cay.
Mỗi người trong chúng ta có ai từng chứng kiến hay nghe về một câu chuyện mà bản thân phải rùng mình sợ hãi bởi sự ghê gớm của miệng đời hay chưa?
Tôi có một người bạn thân, vào năm 18 tuổi, ở độ tuổi xinh đẹp nhất cô bạn ấy đã rời xa cõi đời này chỉ vì không chịu nổi áp lực từ miệng lưỡi thiên hạ.
Hôm đó cô bạn của tôi đi học thêm môn Toán nhưng đến nửa đêm chưa thấy về, phải đến sáng hôm sau công an tới nhà và thông báo cô ấy đang cấp cứu trong viện. Lúc đó mẹ của cô ấy vì không chịu nổi lại bị bệnh tim nên sau đó liền qua đời.
Chẳng ai biết nguyên nhân vì sao cô bạn ấy lại nhập viện, thế rồi có người đồn rằng cô ấy trên đường đi học về bị một người đàn ông bắt cóc rồi giở trò hãm hại. Vì quá đau khổ nên cô ấy chọn cách tự tử, cũng may là không chết, chỉ vì gãy chân mà thôi.
Đáng ra cô bạn của tôi phải nhận được sự thương cảm, nhưng cuối cùng cô ấy bị tất cả mọi người khinh bỉ, có người còn nhẫn tâm thốt lên:
''Con nhỏ đó không ra nên mới bị gã đàn ông kia ngắm trúng mà thôi, trách gì được ai''. Thậm chí có người còn đổ lỗi do cô ấy cố tình muốn như thế và cho rằng cô ấy khắc tinh nên mới khiến mẹ mình phải qua đời tức tưởi.
Khoảng thời gian đó cô ấy nhận về đủ những câu nói bêu rếu thanh danh, vì quá uất ức đến nỗi chưa đầy 1 năm trải qua biến cố đau thương đó cô ấy đã phải tìm đến cái chết để giải thoát cho mình. Bố của cô ấy vì đau khổ cảnh mất vợ mất con nên cũng đau ốm mà qua đời. Ấy vậy mà miệng lưỡi thiên hạ vẫn không tha, vẫn mở miệng ra nói rằng chính cô ấy hại cả gia đình mình, khiến cha mẹ phải rời bỏ cuộc sống này.
Lúc đó tôi thật sự thấy miệng đời quả đáng sợ, họ khiến một người con gái ở độ tuổi xinh đẹp nhất phải uất ức mà chết đi, họ khiến một gia đình đang hạnh phúc phải tan rã.
Rồi sớm muộn bạn sẽ dần dần hiểu rằng, trong cuộc sống này, người gần bạn nhất cũng sẽ là người xa bạn nhất. Làm thế nào lòng dạ con người có thể nhìn thấy bằng mắt thường? Không ai có thể nhìn thấy và mô tả nó. Nếu bạn nói bóng tối là đáng sợ. Vậy có lẽ bạn chưa biết đến lòng dạ con người.
Sau cùng thì mỗi người hãy tự biết bảo vệ chính mình, miệng là của người khác, lời thị phi chỉ là chuyện trong thiên hạ, vĩnh viễn không phải là thước đo đánh giá một con người. Bởi vậy, thay vì dao động trước những lời đàm tiếu, hãy nhìn lại bản thân và tin vào chính mình. Chỉ cần bạn luôn sống ngay thẳng, tâm hồn trong sạch thì cuộc đời này sẽ an yên đến hạnh phúc.

Gửi người phụ nữ đang ngập ngụa trong bất hạnh hôn nhân, đừng hi sinh, chờ đợi và đừng tin đàn ông nữa.

Hóa ra trong mỗi ngôi nhà, đều có người đàn bà đang khóc, bạn có bao giờ tự hỏi bản thân có nằm trong số đó không? Một người vợ, một người mẹ đã không còn đủ hạnh phúc. Có phải bạn không, người phụ nữ đang ngập ngụa trong bất hạnh? Tôi thương lắm những người đàn bà bạc phúc, họ hi sinh đến mức dại khờ rồi nhận về chỉ toàn là những thứ không xứng đáng.

Đàn bà lấy chồng vốn chẳng ai biết trước được tương lai của mình sẽ hạnh phúc hay khổ đau, có được người chồng yêu thương hết lòng hết dạ hay suốt ngày mải miết lo toàn chuyện thiên hạ.
Có một sự thật là phần lớn đàn ông không bao giờ nhẹ nhàng với vợ mình ở nhà nhưng lại tỏ ra ân cần quá mức cần thiết với đàn bà công cộng. Một số đàn ông rành chuyện thiên hạ, hiểu rộng biết sâu nhưng chẳng bao giờ biết vợ mình cần gì?
Khi chứng kiến gia đình nhà này suốt ngày vợ chồng cãi vợ, gia đình nhà kia vợ khóc lóc vì có chồng phản bội...nhiều người đàn bà đều tự nhủ rằng bản thân mình sẽ cố gắng không bao giờ lấy phải người chồng như vậy?
Đàn bà lấy chồng, suy cho cùng chẳng có mơ ước gì lớn lao, xa vời. Chẳng phải được sống trong nhung lụa, xe cộ xênh xang, một bước đi có người chiều chuộng, cưng nựng. Đàn ông lấy vợ, 10 người thì hết 9 kẻ vô tâm với vợ. Người đối xử vô tâm, vô tình thì nhiều mà quan tâm, yêu thương vợ thì chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Nhưng nào đâu có được như ý muốn, lấy chồng cũng như đánh bạc, xinh đẹp cũng không bằng may mắn. Đàn ông khi yêu mà lúc cưới về lại là hai con người hoàn toàn chẳng giống nhau. Đàn bà cố gắng nhiều đến thế nào, hi sinh ra sao nhưng nếu người đàn ông không coi trọng thì tất cả cũng bằng không.
Sớm muộn rồi đàn bà cũng nhận ra trong mỗi ngôi nhà, đều có người đàn bà đang khóc, bạn có bao giờ tự hỏi bản thân có nằm trong số đó không? Một người vợ, một người mẹ đã không còn đủ hạnh phúc.
Có phải bạn không, người phụ nữ đang ngập ngụa trong bất hạnh? Tôi thương lắm những người đàn bà bạc phúc, họ hi sinh đến mức dại khờ rồi nhận về chỉ toàn là những thứ không xứng đáng.
Đàn ông ra ngoài tôn vinh đàn bà thiên hạ nhưng về nhà thì lại không xem vợ ra gì? Các anh nghĩ đó là bản lĩnh đàn ông ư? Không đó là sự hèn hạ và vô dụng đến mức đáng khinh bỉ.
Đàn bà ơi, nếu có thể, xin hãy dừng lại đôi chút, đừng hi sinh nữa, đừng chờ đợi nữa và đừng tin đàn ông nữa. Hãy học cách bình yên cho mình, có được không?
Nếu cuộc sống tặng bạn một người yêu vô tâm, thì hãy trả người ấy về vị trí cũ. Vì đó không phải là món quà mà đó là sự trừng phạt dành cho bạn. Bạn có quyền từ chối những thứ làm mình tổn thương đàn bà ạ.
Quá đủ rồi, thật sự quá đủ rồi, đã đến lúc đàn bà bớt quan tâm, bớt suy nghĩ, bớt gồng gánh...cuộc sống lúc đó tự khắc yên bình.
Một người chồng thương vợ vốn dĩ không bao giờ để vợ một mình, không bao giờ để vợ phải khóc. Thay vào đó anh ta luôn tôn trọng, lắng nghe bạn. Còn nếu anh ta không làm được điều đó thì hãy buông đi cho nhẹ nhàng.
Đàn bà chỉ toàn cho những thứ quý giá của mình để rồi người đàn ông đáp trả lại bằng sự ''Tùy Tâm''. Bỏ đi mà làm lại từ đầu đàn bà ạ, tiếc làm gì một kẻ không thương mình cơ chứ.
Đàn ông ạ, đến bao giờ anh mới chịu hiểu thiếu sự quan tâm chính là lý do khiến đàn bà sẵn sàng rời bỏ đàn ông dù vẫn còn yêu. Lúc có các anh không biết trân trọng, tới lúc mất đi rồi hối hận còn kịp không? Dành tặng tất cả đàn ông một câu nói: Triệu người quan tâm vẫn thấy thiếu, một người thờ ơ đã là nhiều…

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Cô gái Huế làm dâu Pháp, bố mẹ chồng không ngại quê nghèo, ngồi bệt xuống đất ăn cơm

6 năm lấy chồng và sang Pháp sinh sống, chị Huyền Trân nhớ nhất kỷ niệm cả nhà về Việt Nam chơi năm 2018. Bố mẹ chồng đã không ngần ngại về quê ngoại nghèo khó, thiếu thốn đủ bề thăm cậu mợ chị.

Chị Huyền Trân (Huế) đang có tổ ấm nhỏ hạnh phúc bên con gái nhỏ Chloe và ông xã Kermarrec Alexis - chuyên gia thẩm định cao cấp mảng bất động sản của một ngân hàng và công ty dịch vụ tài chính Pháp.
Sau hơn 6 năm lấy chồng ở Pháp và sinh sống nơi xứ người, bắt đầu đi lên từ con số 0, bây giờ chị đã hòa nhập với cuộc sống nơi đây. Dù biết vẫn còn cần học hỏi rất nhiều thứ nhưng ít nhất chị không còn bị bỡ ngỡ hay lo sợ như những ngày đầu vừa mới đặt chân sang. Chị cũng đã nguôi nỗi nhớ quê hơn vì biết rằng xung quanh mình giờ đã có người thân, bạn bè, những đồng hương và cả bố mẹ chồng yêu thương.
Tổ ấm nhỏ, nơi mà chị Huyền Trân luôn hướng về
Bố mẹ chồng Pháp không ngại quê nghèo, ngồi bệt xuống đất ăn cơm
Chị Huyền Trân là con cả trong gia đình có 4 chị em ở Huế, bố mẹ mất từ sớm. Vì vậy 19 tuổi, chị phải rời xa các em ra Hà Nội kiếm việc làm, hỗ trợ nuôi em ăn học. Khi ấy để mưu sinh cuộc sống, ban ngày chị phải làm mẫu cho học viên trang điểm, ban đêm phụ giúp người quen trông coi quán bar.

Năm 2013, chị có mối duyên định mệnh với anh Kermarrec Alexis - một chàng trai đến từ nước Pháp. Tuy nhiên, sau một năm yêu thương và tìm hiểu với nhiều chông gai, thử thách, chị từng không tin vào tình yêu đích thực, từng nhiều lần vì mặc cảm mà nói lời chia tay và từ chối lời cầu hôn của anh Alexis. Cuối cùng năm 2014, chị cũng đã chấp nhận lời cầu hôn của anh Alexis và có một đám cưới hạnh phúc ở Việt Nam, Pháp sau đó.
Chị Huyền Trân tâm sự, may mắn lớn nhất của cuộc đời chị là cưới được người chồng yêu thương, thấu hiểu và có bố mẹ chồng hết mực yêu quý, giúp chị cảm nhận được hơi ấm bao lâu thiếu hụt.
Đến bây giờ, chị vẫn còn nhớ mãi lần đầu tiên gặp bố mẹ chồng sau 6 tháng quen anh Alexis trong một lần họ đến Việt Nam du lịch. Chị đã run, lo lắng và áp lực khi anh Alexis mời mình gặp mặt bố mẹ.
Hồi đó, chị đã từ chối khéo vì chị chưa chắc chắn mọi chuyện của cả 2. Hơn nữa, chị tủi thân vì phận mồ côi cả cha lẫn mẹ, không có nhà, em út lại nhiều và đang làm việc tại môi trường phức tạp. Chị nghĩ mình không xứng đáng để gặp mặt nhà chồng.
Tuy nhiên vì sự thấu hiểu và động viên của anh Alexis, sau 2 đêm suy nghĩ chị đã đồng ý. Lần đầu tiên gặp gỡ, chị đã rất ấn tượng về sự lịch lãm, sang trọng, thân thiện, những cái ôm hôn chào hỏi đúng kiểu Âu cùng với nụ cười tươi, ấm áp của bố mẹ chồng. Những điều đó đã khiến mọi lo âu, áp lực của chị tan theo hết. Đặc biệt sự giản dị, hòa đồng, vui vẻ của họ đã để lại rất nhiều ấn tượng trong lòng chị ngày đầu tiên gặp gỡ ấy.
Không chỉ yêu thương chị từ những ngày đầu, bố mẹ chồng còn mở rộng cánh cửa chào đón, yêu thương, bao bọc, che chở chị những ngày mới chân ướt chân ráo sang Pháp sinh sống cùng chồng. Hiểu những khó khăn chị sẽ phải trải qua với cuộc sống mới, ông bà đã ngỏ ý muốn 2 vợ chồng chị sống cùng để giúp chị tập làm quen dần.
“Mình cưới 3 tháng là theo chồng về Pháp để sinh sống luôn. Ban đầu mình cũng lo lắng vì qua bên đó sẽ bắt đầu từ đâu? sẽ như thế nào? Có cả trăm câu hỏi mà phần trả lời chắc chẳng có là mấy. Nhưng may mắn mình có được nhà chồng hết sức yêu thương, và đã mở rộng cánh cửa đón chào mình những ngày vừa mới chân ướt chân ráo qua xứ người làm dâu.
2 vợ chồng mình đã sống chung với với bố mẹ vài tháng. Sau đó chúng mình dọn ra một căn hộ nhỏ trong thành phố để 2 vợ chồng bắt đầu một cuộc sống mới từ đây”, chị Huyền Trân chia sẻ.
Đối với chị Huyền Trân, bố mẹ chồng không chỉ tâm lý mà còn vô cùng giản dị, thân thiện. Chị còn nhớ năm 2018, bố mẹ chồng không ngần ngại ngỏ ý muốn đi cùng vợ chồng chị về thăm mọi người ở quê.
Mặc dù ở quê còn khó khăn, thiếu thốn đủ đường nhưng bố mẹ chồng chị vẫn rất thân thiện, không e ngại mọi thứ, đặc biệt cả 2 gật đầu ngay và muốn về quê ngoại luôn khi chị ngỏ lời. Chị biết sự đường đột này sẽ không có sự chuẩn bị nào trước hết cho bố mẹ khi về miền quê nghèo chị sinh ra nhưng chính điều đó lại khiến chị vô cùng xúc động.
Khi xe vừa về đến cổng làng, chưa nói hết câu “Bố mẹ đã sẵn sàng chưa? Nhà cậu con sẽ không có đầy đủ tiện nghi đâu nhé! Nếu bố mẹ không chê thì mình sẽ ở lại cho đến chiều tối mới về lại thành phố nhé!”, chị Huyền Trân đã thấy bố mẹ ôm hôn chào cậu ríu rít, ai nấy cũng đều vui vẻ, tay bắt mặt mừng.
“Thật lòng mà nói ở quê ngoại mình còn nghèo lắm. Đặt biệt cậu mợ mình đúng chuẩn nông thôn nhưng mình chưa bao giờ thấy xấu hổ về điều đó. Ngược lại mình còn rất thương cậu mợ và các anh chị ở quê, nghèo tiền, nghèo bạc chứ chưa bao giờ nghèo nhân cách sống”, chị Huyền Trân thổ lộ.
Vậy là bữa cơm quê cây nhà lá vườn không báo trước với rau từ trong vườn, cá từ ao và gà trong chuồng, mỗi người một chân một tay chẳng mấy chốc đã có một mâm cơm đầy đủ, tươi ngon được bày biện ở giữa nhà.
Chẳng có bàn có ghế, mọi người cùng nhau quây quần dưới nền nhà mộc mạc và bình dị. Đặc biệt, bố mẹ chồng chị dù không quen ngồi bệt xuống đất nhưng vẫn không một chút ngần ngại, giữ tay nhau cùng ngồi xuống và ăn bát cơm quê.
“Người Việt Nam mình có thể ngồi quen được như vậy chứ nhà chồng mình người nào cũng to con không quen ngồi bệt xuống đất như vậy khiến khi ngồi đúng kiểu khóc cười luôn. Chén bát mỗi cái mỗi kiểu, đũa chiếc ngắm chiếc dài nhưng bố mẹ chồng không lấy làm quan tâm lắm. Họ chỉ biết mọi thứ hoà vào nhau rất ấm áp và xúc động biết bao.
Cậu mình bị lãng tai nên nói rất to công với giọng bản địa nên rất khó hiểu được. Bất chấp ngôn ngữ và văn hoá khác nhau dù không hề hiểu nhau và cũng chẳng cần mình phiên dịch nhưng tất cả mọi người đều cười nói rôm rả khiến thời gian cứ trôi đi”, chị Huyền nhớ lại.
Chị Huyền Trân thổ lộ, nhìn thấy khoảnh khắc ấy chị đã khóc vì quá xúc động và thầm cảm ơn trời đã ban cho mình mọi thứ, ban cho mình gia đình chồng đáng yêu đến như vậy. Và đó là một kỷ niệm đẹp của chị về bố mẹ chồng cứ mãi khắc sâu trong tim chị đến tận bây giờ, chưa bao giờ chị thấy vui, hạnh phúc hơn khi ấy.
Làm dâu phương Tây luôn có tiếng nói riêng
Đại gia đình nhà chị Huyền Trân
Chia sẻ về chuyện làm dâu của mình, chị Huyền Trân bộc bạch, ngày đầu làm dâu nghe lời góp ý của mọi người chị cũng rất sợ và áp lực. Thế nhưng khi về làm dâu rồi, chị không thấy có trở ngại nào trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu.  
6 năm qua ở Pháp chị chưa hề bị áp lực điều này bởi ở phương Tây trân trọng quyền riêng tư của mỗi cá nhân, chuyện vợ chồng là của vợ chồng, bố mẹ không can thiệp. Thậm chí chuyện dạy bảo con cái bố mẹ cũng không can thiệp hay đến nhà con chơi bố mẹ cũng phải nhắn tin, gọi điện hỏi trước.
Không chỉ vậy, bố mẹ chồng chị còn tôn trọng cả văn hóa, phong tục của quê hương con dâu. Dù ở Pháp nhưng Tết Nguyên Đán Việt năm nào ông bà cũng sang đón Tết với vợ chồng chị.
Chị Huyền Trân chia sẻ, 2 vợ chồng chị ở 2 nền văn hóa khác nhau nên cả 2 đã thống nhất giữ nguyên văn hóa 2 nơi và cùng nhau thực hiện. Việc này không chỉ mang lại ý nghĩa, giúp 2 vợ chồng trân trọng nhau hơn mà còn giúp con cái biết được sự khác nhau của quê cha, quê mẹ.
6 năm qua dù ở Pháp chị vẫn luôn thực hiện phong tục, văn hóa ở Pháp và Việt Nam. Mỗi dịp Giáng sinh, 2 vợ chồng chị về nhà bố mẹ chồng để phụ dọn dẹp, trang trí nhà cửa và cây thông, nấu những món truyền thống, mua những món quà, viết những tấm thiệp. Sau đó cùng cả gia đình ăn uống, trò truyện cho tới nửa đêm cùng nhau mở quà và đợi đón Chúa chào đời.
Dịp Tết Tây, vợ chồng chị thường tụ họp với bạn bè để cùng nhau đón năm mới sang. Còn những dịp lễ Tết của Việt Nam, chị lại mời bố mẹ chồng sang nhà để cùng nhau đón Tết. Chị vẫn nấu các món Việt để cúng đầu năm mới, bày biện mứt, mâm ngũ quả, rồi chuẩn bị lì xì và mặc áo dài truyền thống đi chùa cầu an giống như Việt Nam. Chính vì vậy, dù hằng năm không về được quê nhà đón Tết, chị vẫn cảm thấy đủ, không buồn, cô đơn nơi xứ người vì có gia đình chồng ở bên.   
Chị còn cảm may mắn vì nhà chồng giúp đỡ về mọi mặt, cả tinh thần lẫn vật chất. Bố mẹ chồng chị sẵn sàng chăm cháu cả tuần để vợ chồng chị đi du lịch, có thời gian riêng cho nhau. Và mỗi lần gửi con cho ông bà chị đều không hề bận tâm với quan điểm nuôi dạy con khác thế hệ giống như những mẹ Việt Nam.
“Mỗi lần mình gửi con gái về ông bà. Ông bà sẽ có trách nhiệm lắng nghe điều mình bàn giao khi nhờ gửi bé như “đừng cho bé tiếp xúc điện thoại, tivi những đồ liên quan đến điện tử”, “đừng cho bé ăn quá nhiều đồ mặn hoặc quá ngọt”, “Hay cho bé ăn đúng giờ như thế nào? giờ đi ngủ như thế nào?”,… Ông bà sẽ có trách nhiệm báo lại cho vợ chồng mình biết”, chị Huyền Trân cho hay.
Theo chị Huyền Trân, ở phương Tây rất tôn trọng về điều khoản riêng của từng cha mẹ dạy bảo con cái nên bố mẹ chồng rất tôn trọng và làm theo ý của vợ chồng chị.
Làm dâu ở Pháp, chị có tiếng nói riêng, được là chính mình, cùng nói, góp ý, đưa ra những quan điểm với bố mẹ chồng. Chị có thể nói và cùng bàn bạc với bố mẹ chồng để hiểu nhau hơn. Chính vì vậy, chị bớt áp lực chuyện con dâu phải sợ mẹ chồng, hay mẹ chồng được phép bắt nạt con dâu và ông xã chị cũng không phải đứng giữa để cân bằng chuyện mẹ chồng nàng dâu.
“Con gái mình đã hơn 2 tuổi, bé hàng ngày vẫn đến trường mẫu giáo vào thứ 2/4/6 mỗi tuần. Còn lại thứ 3/5 thì bé sẽ về chơi và sẽ ngủ lại ở nhà ông bà. Vợ chồng mình chỉ chăm bé vào dịp cuối tuần thôi. Vậy nên, mình khá thoải mái trong cuộc sống hàng ngày vì không vướng bận vào chuyện con cái quá nhiều. Hơn nữa, chồng mình rất thích chăm sóc con cái nên bé nhà mình cũng theo ba nhiều hơn.
Có những lúc vợ chồng mình đi du lịch 2 người, bố mẹ chồng sẵn sàng chăm cháu cả tuần để vợ chồng mình có thời gian riêng dành cho nhau. Hạnh phúc của mình đơn giản chỉ có vậy thôi. Mình chưa bao giờ mơ ước giàu có hay cao sang vì mình rất bằng lòng với những gì mình đang có”, chị Huyền Trân cười.
Hiện tại, chị cảm thấy hạnh phúc và biết ơn chồng cùng gia đình nhà chồng vì mọi người đã cho chị một cuộc sống tốt đẹp như bây giờ, đủ để bù đắp lại những sự mất mát, không may mắn trong quá khứ của chị.
Nguồn: Eva.vn

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2020

Chồng 8X quyết đi triệt sản dù vợ sinh 2 cô con gái

Anh Trần Tùng (31 tuổi, Quảng Ninh) quyết tâm đi triệt sản sau khi chứng kiến cô vợ trẻ trải qua 2 lần sinh đẻ đầy vất vả, chịu nhiều đau đớn, và thấy sức khỏe của vợ mình ngày càng giảm sút.

Đấy là câu chuyện của một đôi vợ chồng trẻ tại Quảng Ninh, khi cô vợ 9X đăng trên trang cá nhân của mình: " Cám ơn chồng vì tất cả. Vì thương vợ và không muốn vợ phải nạo hút hay phải đặt vòng có nguy cơ viêm nhiễm hại sức khoẻ nên chồng em đã quyết định thắt ống dẫn tinh (triệt sản nam). Thật sự giờ phút này em không biết nói gì, cảm ơn chồng, người đàn ông của cuộc đời em đã vì em mà làm điều ít người đàn ông nào dám làm, em yêu anh, mãi mãi yêu anh". Ngay sau khi xuất hiện bài đăng, đã có hàng nghìn lượt bình luận và chia sẻ. Ai cũng bày tỏ sự khâm phục với ông bố 2 con này, vừa thương vợ, lại có suy nghĩ tích cực hiện đại.
Ca phẫu thuật được thực hiện vào ngày 20/3 vừa qua, chị Vân Anh vợ anh Trần Tùng cho biết, sau khi thực hiện thắt ống dẫn tinh tại một bệnh viện ở Hà Nội, anh được bác sĩ cho xuất viện về nhà luôn và hẹn sau 1 tháng quay lại để kiểm tra tinh dịch đồ.
"Sức khỏe của chồng mình hoàn toàn ổn định sau ca phẫu thuật. Anh thậm chí vẫn lái xe gần 200km từ Hà Nội về Quảng Ninh bình thường", Vân Anh nói. 
Tâm sự thêm với chúng tôi về quyết định thực hiện thắt ống dẫn tinh của chồng, chị Vân Anh cho biết: "Vợ chồng mình lấy nhau từ cuối năm 2013, khi mình mới 20 tuổi và chồng 31 tuổi. 1 năm sau đám cưới thì sinh bé đầu Đậu Đậu, là con gái. Còn nhớ lần sinh đó mình đau hơn 2 ngày mới đẻ được. 4 năm sau thì mình có bầu và sinh bé thứ 2, cũng là con gái. Lần sinh thứ 2 dù không đau lâu như lần đầu nhưng cũng rất vất vả. Chồng mình chứng kiến tất cả điều đó và cả mình cũng thấy sau sinh 2 bé cơ thể yếu đi nhiều. Hai vợ chồng cũng không có ý định sinh thêm bé vì muốn nuôi dạy hai con tốt nhất. Vậy nên cả hai đã quyết định từ lúc ấy là chồng mình sẽ đi triệt sản nhưng đợi bé thứ 2 được 1 tuổi mới thực hiện".  
Nói về vấn đề tại sao chồng chị lại chọn phương pháp thắt ống dẫn tinh, mà không phải dùng các biện pháp tránh thai thông thường, chị Vân Anh có chia sẻ thêm: "Uống thuốc tránh thai thì mình lo ảnh hưởng đến sức khỏe và chỉ cần xui rủi quên một vài lần là cũng có thể dính bầu, đặt vòng thì có thể gây viêm nhiễm, sử dụng bao cao su thì ảnh hưởng cuộc sống vợ chồng, triệt sản nữ thì ảnh hưởng đến sức khỏe của mình. Còn một biện pháp nữ là xuất tinh ngoài nhưng thú thực là sau khi sinh bé đầu vợ chồng mình đã thực hiện rồi nhưng cuối cùng bé thứ 2 đến bất ngờ chính là vì xuất tinh ngoài. Chồng mình có công việc liên quan đến y tế nên anh rất hiểu, triệt sản nam sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe, sinh lý của anh cả. Thế là anh đã quyết định thực hiện biện pháp này trong một nốt nhạc"
Đúng chuẩn là " ông chồng nhà người ta", Anh Trần Tùng còn là người một tay chăm sóc các con vì vợ quá bận rộn với công việc: "Mình có mở một spa làm phun xăm và các dịch vụ làm đẹp khác. Công việc bận rộn ngồi từ sáng đến tối muộn mà sau sinh 1 tháng đã phải làm luôn. Vậy là chồng mình đảm nhận hết tất cả việc chăm con từ ăn, ngủ, tắm. Ngoài ra rảnh lúc nào anh lại tư vấn và chốt lịch khách giúp mình, không để vợ sờ vào việc gì, kể từ việc rửa bát hay đổ rác, phơi quần áo"

Với quan niệm hiện đại của những người trẻ tuổi, vợ chồng cô quan niệm chỉ cần 2 vợ chồng sống tốt với nhau, quan tâm nhau lo làm ăn kinh tế, chăm lo cho các con con học hành đàng hoàng là được. Còn việc nhà có con trai hay không không quan trọng lắm. Những lời lẽ không hay của người ngoài sẽ không làm ảnh hưởng đến gia đình cô.


Thứ Ba, 10 tháng 3, 2020

10 giờ đêm, đập cửa rầm rầm để em chồng mở cho vào mà vẫn phải chờ cả tiếng, đến khi vào nhà, tôi chết điếng với câu giải thích của em

Vợ chồng tôi sống chung với mẹ chồng và em chồng. Còn bố chồng thì ở dưới quê với chú út chưa vợ. Mẹ chồng hay ốm đau bệnh vặt nên lên thành phố ở cùng chúng tôi để tiện đi khám định kỳ. Còn em chồng thì đang đi tìm việc nên ở nhờ một thời gian. Em bảo bao giờ có việc làm, thu nhập tốt thì thuê nhà ở riêng cho thoải mái. Tôi cũng không có ý kiến gì.

Mẹ chồng yếu nên hầu như không làm được việc gì, bà chỉ nằm nhà xem ti vi và chờ tới bữa thì hô hào con dâu hoặc con gái đi nấu cơm. Vì có tiếng nói của bà nên thỉnh thoảng em chồng cũng xắn tay áo vào làm việc nhà. Không làm thì bà chửi cho té tát. Còn phần lớn thời gian em ấy trốn đi chơi tới 8h tối mới về ăn cơm được phần.
Đợt này tôi đang bầu 8 tháng, may mắn tôi không bị nghén và khá khỏe mạnh nên việc nội trợ tôi vẫn làm hết được. Nhưng mẹ chồng cũng thông cảm, cứ chiều là bà gọi điện giục em chồng về sớm đỡ đần chị dâu. Tôi biết em ấy không thích việc này nên mỗi khi làm cùng tôi, em ấy đều nhăn nhó mặt mày tỏ vẻ rất khó chịu.
Mấy hôm trước mẹ chồng bị tai biến phải nhập viện. Chồng tôi đi làm về thì ăn vội miếng cơm rồi lại tới viện trông mẹ. Thế nên 3 hôm nay, trong nhà chỉ có tôi và em chồng. Em ấy liền lười biếng trốn việc, đi được là em đi, mà có ở nhà cũng không làm một việc gì hết. Hễ tôi nói thì em than mệt, đau này đau nọ nên tôi chẳng nhờ vả được gì.
Chiều qua tôi vào viện thăm mẹ chồng, lúc về tôi liền vào salon tóc quen để cắt ngắn mái tóc cho tiện sau này sinh con với chăm con đỡ vướng víu khó chịu.
Vì salon đông khách, lại toàn là đang làm hóa chất nên anh chủ tiệm không ưu tiên tôi được. Tôi bảo không sao và ngồi chờ. Cắt tóc xong cũng đã hơn 9 giờ tối, về tới nhà là 10h, cửa thì chốt trong. Tôi đập cửa rầm rầm gọi em chồng mở cửa nhưng không thấy tiếng đáp lại. Tôi liền gọi điện thoại cho em ấy nhưng gọi tới 6 cuộc mà không ai bắt máy.
Tôi định gọi cho chồng bảo anh mang chìa khóa về nhưng lúc đó đã muộn. Bệnh viện thì xa, chồng đi làm cả ngày đã mệt, đêm còn phải trông mẹ nên tôi cũng không muốn làm phiền anh. Thế nên tôi cố gắng đứng ở ngoài, hết gõ cửa đến gọi điện cho em chồng.
Nhưng đúng 1 tiếng sau em ấy mới mở cửa. Vào nhà thì thấy tiếng ti vi trong phòng ngủ của em ấy như được bật hết cỡ, to đến mức muốn điếc tai. Em ấy giải thích đang xem ti vi nên không để ý thấy chị dâu gọi, điện thoại thì để chế độ im lặng. 

Tôi giận lắm. Tôi nghi ngờ em ấy cố tình chơi xỏ mình chứ người bình thường không thể vô ý như thế được.

Tôi giận lắm. Bình thường em ấy chỉ chúi mặt vào điện thoại, nào có xem ti vi bao giờ, vậy mà nay lại chăm chú đến mức không biết tôi gọi cả mấy chục cuộc như thế? Tôi nghĩ em ấy cố tình chơi xỏ mình nên càng giận hơn song không nói gì em mà bỏ vào phòng, đi tắm rồi đi ngủ.
Sáng hôm sau, chồng gọi điện về sớm hỏi đêm qua có việc gì mà em chồng gọi cho anh bảo là sẽ dọn đồ đi hôm nay vì chị dâu ghét, không cho ở nữa. Tôi liền kể cho chồng nghe chuyện hôm qua và thanh minh rằng tôi không hề đuổi em ấy. Tôi chỉ bực tới mức không thèm nhìn và nói gì với em ấy thôi.
Chồng tôi nghe được chuyện vợ đang mang bầu mà phải đứng đập cửa cả tiếng đồng hồ liền điên tiết. Không biết anh gọi mắng mỏ gì em chồng mà em ấy dọn đồ thật, cứ rầm rầm uỳnh uỵch bên ngoài, vừa dọn vừa gào lên: "Thôi, để tôi đi cho vừa lòng anh chị. Anh trai ruột thịt gì mà nghe lời vợ đuổi cả em gái đi. Chị ăn ở ác lắm…".
Rồi em ấy sập cửa bỏ đi, tôi ra ngoài thì thấy chiếc vali và ít đồ vật linh tinh để ở cửa. Đoán chắc em ấy còn đang đi phỏng vấn xin việc nên chưa mang đồ đi được.
Tôi phải làm gì đây hả mọi người? Có nên giữ em ấy lại không? Giờ chưa việc làm thì em ấy đi đâu? Tôi cũng không muốn chồng và mẹ chồng mệt mỏi thêm vì việc này nữa. Mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Trích: Nguồn

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2020

Món ngon mỗi ngày: Cách chiên khoai tây giòn giụm

Những ngày lạnh trời  thưởng thức đĩa khoai tây chiên chấm tương ớt rồi xuýt xoa với vị cay cay của tương ớt cộng thêm tiếng rộm rộm của khoai tây chiên giòn thì thật là tuyệt vời. Nhưng không phải ai cũng làm được món khoai tây chiên ngon giòn rụm như vậy. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách chi tiết nhất về cách làm món khoai tây chiên.

Nguyên liệu chuẩn bị:

Khoai tây: 500g
Muối tinh: 5g
Dầu ăn: 1 lít

Bạn nên chọn những củ khoai tây tươi, màu vàng, không mọc mầm

Chuẩn bị

Khoai tây mua về rửa sạch, gọt vỏ, thái con chì. Sau đó cho vào nồi luộc sơ khoai, thêm vào đó một ít muối tinh. Sau khi nước sôi thì vớt khoai ra ngay.
Khoai tây sau khi thái xong bạn nên ngâm vào nước để khoai không bị thâm
Cho dầu lên chảo và đun cho sôi dầu, thả khoai vào. Lưu ý bạn phải đổ dầu cho ngập khoai, như thế khoai sẽ chín đều, vàng và giòn hơn.
Khi rán khoai, bạn nên để lửa vừa phải sẽ làm cho khoai có màu vàng đẹp và giòn hơn
Khi khoai đã chín vàng, bạn vớt ra rổ có lót giấy thấm dầu để khoai không bị mềm, sau đó cho khoai 
vào hộp xóc với 1 ít muối tinh. Với cách này, khoai sẽ sẽ cứng và giòn hơn.
Cuối cùng, cho khoai ra đĩa ăn kèm với tương cà hoặc tương ớt, sẽ rất ngon.
Thật đơn giản phải không nào, chúc bạn thành công!

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Nghìn lẻ một chuyện thuê giúp việc

“Mướn người giúp việc làm theo giờ không hiệu quả. Chớp mắt đã thấy hết giờ, công việc làm chưa tới đâu, mà lương lại phải trả cao”.

Trả lương theo giờ hay theo việc?

Gia đình chị Mỹ Oanh chỉ có hai vợ chồng son nhưng ở trong ngôi nhà cao bốn tầng. Anh có sạp bán vải ngoài chợ, bán buôn suốt từ sáng đến chiều, không một ngày nghỉ. Chị làm kế toán một công ty may. Cả hai vợ chồng đều bận bịu. Chuyện cơm nước thì qua nhà cha mẹ hai bên ăn ké. Quần áo chăn màn thì dồn đống đợi đến ngày nghỉ cuối tuần chị Oanh tranh thủ giặt. Chỉ còn cái vụ nhà cửa bụi bặm không thể nào dọn dẹp nổi. Thuê người giúp việc bao ăn ở thì hơi phí mà lại không tiện vì suốt ngày không có ai ở nhà. Phương án thuê người giúp việc theo giờ là thích hợp nhất.
Chị Oanh thuê được chị Tư đến giúp việc ba ngày trong tuần. Thỏa thuận ban đầu là lau dọn bốn tầng lầu, lương trả cho mỗi lần lau dọn là 50.000 đồng. Ngày đầu tiên, chị Tư mất ba giờ đồng hồ cho việc lau dọn sàn, cửa kính, bàn ghế, đồ trang trí nội thất, giặt màn cửa… suốt bốn tầng lầu. Nhìn chị Tư mồ hôi nhễ nhại, tay chân lấm lem, chị Oanh nghĩ: “Trả lương như vậy cũng đáng đồng tiền”.
Những lần sau đó do đã quen công việc nên chị Tư làm việc có khoa học và nhanh hơn. Chỉ sau một giờ đồng hồ cả ngôi nhà đã sạch sẽ từ trên tới dưới. Vốn là dân kế toán chị Oanh tính: “Một tiếng đồng hồ có 50.000 đồng, tính ra một ngày tám tiếng kiếm được 400.000 đồng. Trời! Lương còn cao hơn mình nữa”. Ý kiến giảm lương được đưa ra. Đương nhiên chị Tư không đồng ý!
Trường hợp bà Thu thì ngược lại, bà thuê một cô bé đến giúp việc mỗi ngày ba tiếng đồng hồ, mỗi giờ 15.000 đồng. Bà sai cô bé lau nhà, nhà lau chưa ráo nước bà sai lau cửa sổ. Sau đó là dọn phòng, vừa xong lại sai làm cơm phụ. Thủy, cô bé giúp việc bị xoay như chong chóng.
Vài tuần sau, Thủy nghĩ ra mẹo làm từ từ cho hết giờ để đỡ mệt. Bà Thu thắc mắc: “Sao dạo này con làm việc chậm hơn lúc trước?”, Thủy trả lời: “Tại con làm kỹ nên chậm”. Hôm sau bà nghĩ ra mẹo để “trị” cô bé giúp việc. Bà để Thủy lau dọn lầu một mình. Sau đó bà bất ngờ xuất hiện thì thấy cô đang thảnh thơi đọc truyện.

Kinh nghiệm
Chồng chị Oanh cắt nghĩa: “Nếu chị Tư làm đều đặn suốt tháng sẽ có mức lương 12 triệu đồng/tháng. Nhưng đây là công việc lao động chân tay và không thường xuyên nên làm sao đạt được số tiền đó. Hơn nữa, không ai có thể liên tục trong tám tiếng đồng hồ dọn được tám ngôi nhà cao bốn tầng”. Sau khi nghe chồng phân tích, chị Oanh mới “ngộ” ra. Lật đật mời chị Tư đến làm việc lại.
Bà Thu lập kế hoạch giám sát cô bé giúp việc. Nhưng xem ra kế hoạch này không khả quan lắm vì chuyện đi theo trông chừng khiến bà bận bịu hơn trước. Bà Tám, bạn bà Thu khuyên: “Bà làm vậy không chỉ bà mà con nhỏ giúp việc cũng khó chịu. Bà nên khoán công việc cố định cho nó. Đối xử chân tình với người ta một chút mới giữ người được lâu”.
Một số chủ nhà có kinh nghiệm thuê giúp việc theo giờ chia sẻ, nên thuê người đã rành việc để đỡ mất thời gian hướng dẫn. Thoả thuận cụ thể mức lương, công việc và thời gian làm việc. Sắp xếp thời gian thuận lợi trong ngày để người giúp việc đến làm việc để tránh sinh hoạt gia đình bị xáo trộn do sự có mặt của người giúp việc.

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

10 câu nói không nên nói với bà bầu dịp Tết

Khi mang thai, người mẹ đã rất mệt mỏi và lo lắng rồi nên khi đi chúc Tết, bạn hãy chú ý cách ăn nói để tránh khiến mẹ bầu thêm buồn phiền, cáu gắt nhé.

Mang thai là khoảng thời gian vô cùng căng thẳng, mệt mỏi do sự thay đổi hormone trong cơ thể và một phần là vì mẹ lo lắng tới sự phát triển của thai nhi. Cộng thêm các triệu chứng thai nghén nên phụ nữ mang thai rất hay khó chịu, dễ nóng giận, cáu gắt.
Mặc dù mệt mỏi là vậy nhưng các bà bầu vẫn thường xuyên phải chịu đựng những câu hỏi “kém duyên” từ người khác. Đặc biệt trong dịp Tết, tần suất gặp phải những câu hỏi “không muốn trả lời” càng nhiều hơn do mẹ bầu phải gặp gỡ, chúc Tết nhiều người hơn, từ họ hàng, bạn bè cho tới đồng nghiệp.
Dưới đây là 10 câu nói phần lớn các mẹ bầu rất ghét, nên Tết này khi gặp bà bầu, các bạn nên biết mà tránh nhé. Mới đầu năm mới mà nghe những điều khó nghe, tâm trạng cáu giận sẽ không may chút nào đâu.
1. “Mang bầu không ăn được cái này… cái kia… đâu!”
Chẳng ai thích sự cấm đoán và bà bầu cũng vậy. Trong khi đó, Tết có bao nhiêu món ngon, mỗi khi ăn cái này cái kia lại có người cấm đoán thì tâm trạng sẽ cực kỳ khó chịu. Với một mẹ bầu, khi mang thai họ đã tìm hiểu kiến thức rất cẩn thận dưới sự tư vấn của bác sĩ, nên họ biết cái gì tốt cho mình và không tốt cho mình. Vì vậy, bạn chẳng cần phải đưa ra lời khuyên hay cấm đoán với một bà bầu.
2. “Mang thai chứ có phải mắc bệnh đâu!”
Trong ngày Tết, có lẽ dọn nhà, chuẩn bị cỗ và rửa bát là 3 công việc chính khiến các chị em mệt mỏi nhất. Và một khi mẹ bầu không thể cáng đáng nổi, không ít người sẽ bị phàn nàn, chê trách rằng “mang thai chứ có phải mắc bệnh đâu”. Tuy nhiên, nếu không thì tại sao chúng ta lại dùng từ “chẩn đoán” mang thai?
3. “Không có gì đáng lo đâu!

Phụ nữ mang thai có nhiều mối lo thường trực. Do đó, thay vì nói lời sáo rỗng “Không có gì đáng lo đâu” thì bạn nên ngồi lại để nghe tâm sự của mẹ bầu và nhờ bác sĩ tư vấn.
4. “Ôi bụng bầu của bạn to thế!”
“Ôi bụng bầu của bạn to thế”, hay thậm chí một số người còn đùa ác ý hơn rằng “Mang thai đôi à?” khiến bà bầu vô cùng khó chịu. Hãy thử đặt bạn vào vị trí đó và suy nghĩ, liệu bản thân có cảm thấy thoải mái khi có người chê mình to béo hơn bình thường không?
5. “Mang bầu mà bụng không to lắm nhỉ? Nhìn như bụng ... tháng ấy”

Khi bị nhận xét là bụng bé, một số mẹ bầu sẽ cảm thấy lo lắng rằng liệu em bé có thực sự phát triển bình thường hay không. Vì vậy, bạn nên tránh hỏi câu này nhé vì bụng nhỏ hay to quá nhanh, thai nhi gặp bất thường thì các bác sĩ đã nói với mẹ bầu khi thăm khám rồi.
6. “Bạn mang bầu bé trai à? Nhìn bụng bầu là biết ngay!”

Nếu nhìn bụng bầu là biết vậy tại sao cần phải đi siêu âm làm gì. Việc tự đoán giới tính của bé sẽ khiến mẹ cảm thấy khó chịu đấy.
7. “Con gái à? Bạn sinh thêm con trai chứ?”
Khi đi chúc Tết, việc được hỏi giới tính thai nhi là điều khó tránh khỏi. Khi biết đó là bé gái, một số người không ngần ngại hỏi thêm về việc sinh con trai, tỏ thái độ không coi trọng con gái. Thế nhưng, con gái hay con trai thì cũng đều là con, đều là niềm hạnh phúc của người mẹ. Khi mẹ bầu đang vui vẻ mong con lớn từng ngày nhưng bạn lại câu này thì khác gì bạn đang “tạt gáo nước lạnh” vào họ không?
8. “Bạn nên xin quần áo cũ cho con. Nhà mình có rất nhiều đó!”
Tuy đang có ý tốt nhưng không phải bà mẹ nào cũng muốn dùng đồ sơ sinh cũ cho con mà thích đi mua sắm đồ mới. Vì vậy, câu nói này của bạn rất có thể bị mẹ bầu hiểu sai ý tốt, cho rằng đây là cách bạn tống khứ đồ cũ trong nhà đi.
9. “Bạn đã tìm được tên cho con chưa?”
Nhiều người không muốn chia sẻ thông tin cá nhân của con với người ngoài. Vì vậy, bạn không nên đặt câu hỏi này với bà bầu trong dịp Tết nếu mối quan hệ của cả hai chưa quá thân thiết. 
10. “Bao giờ tính có thêm em bé?”
Câu hỏi này đôi khi chỉ là một câu hỏi quan tâm thông thường, nhưng khi vừa mới sinh con xong thì lại khác. Vừa mới bước qua “cửa tử” khi sinh nở, đang trong quá trình hồi phục sức khỏe và phải chăm con nhỏ với bao nhiêu mối lo, câu hỏi này sẽ khiến các mẹ khó chịu đấy.

Lý do chồng phải "lập quỹ đen" khiến các bà vợ cười ra nước mắt

Để cô ấy khỏi phải xót ruột, tôi giấu một chút thu nhập, để trong tủ ở cơ quan, khi cần chi những khoản mà vợ gọi là “trời ơi đất hỡi” thì lấy từ đó ra, vợ không biết thì không xót, đỡ tội. Quả thật từ hồi làm cách ấy, vợ tôi nhẹ nhõm hẳn.
Tôi nói mình lập quỹ đen chẳng qua vì nghĩ cho vợ, thương vợ, nhưng vợ tôi lẫn các chị cô ấy đều bảo tôi trơ tráo nói càn. Sao không ai hiểu thực tế đúng là như vậy?
Tôi và vợ đều 32 tuổi, là bạn thời đại học. Chúng tôi lấy nhau với hai bàn tay trắng, cùng nhau vượt qua thời hàn vi để bây giờ kinh tế đã đỡ hơn rất nhiều. Vì hồi trước khó khăn nên vợ tôi tính rất tiết kiệm, cứ phải bỏ tiền ra là cô ấy xót. Nhưng trong công việc và quan hệ xã hội, nhiều khi vẫn phải bỏ ra những khoản mà vợ tôi cho là vô lý, không cần thiết, hoang phí, chẳng hạn như quà cáp cho những người có quan hệ làm ăn, quà sinh nhật cho đồng nghiệp, những bữa chiêu đãi…

Mỗi lần phải đãi hoặc mua quà cho ai đó, vợ tôi đều phàn nàn là đắt quá, nhiều quá, và cố ép tôi mua món thật rẻ hoặc tốt nhất là không mua nữa “vì có thân mấy đâu mà quà cáp ghê thế”. Nếu tôi dứt khoát thực hiện thì cô ấy rất bực bội, khổ sở, cô ấy xót xa vì trong khi bản thân mình chưa dám tiêu pha rộng tay lại phải bỏ những khoản đó cho người ngoài.
Thấy vợ như thế tôi cũng thương. Để cô ấy khỏi phải xót ruột, tôi giấu một chút thu nhập, để trong tủ ở cơ quan, khi cần chi những khoản mà vợ gọi là “trời ơi đất hỡi” thì lấy từ đó ra, vợ không biết thì không xót, đỡ tội. Quả thật từ hồi làm cách ấy, vợ tôi nhẹ nhõm hẳn, thấy chồng không còn “vung tiền qua cửa sổ” như trước.
Nhưng không may, cái kim trong bộc lâu ngày cũng lòi ra, vợ tôi biết hôm nọ hôm kia tôi chiêu đãi bạn bè ở quán nào nhà hàng nào, tôi mua quà sinh nhật cho con đồng nghiệp đắt tiền ra sao… Cô ấy khóc lóc ghê gớm, bảo tôi ăn thịt vợ con, rằng tôi dối trá gian xảo khi lập quỹ đen, không biết còn dùng vào việc gì nữa, có bồ bịch gì không…
Cả gia đình vợ mắng nhiếc tôi, nhất là hai bà chị. Họ nói cứ như tôi là gã đàn ông khốn kiếp chỉ biết sướng thân mình mặc cho vợ con đói khổ. Tôi trình bày rằng tôi lập quỹ đen chẳng qua vì thương vợ, không muốn vợ phải suy nghĩ tiếc xót trong khi tôi không thể không chi những khoản kia. Nhưng chẳng những họ không hiểu mà còn bảo tôi là đồ trơ tráo, nói thế cũng nói được.
Anh em mày râu có ai cùng cảnh ngộ, dùng suy nghĩ như tôi không, xin lên tiếng giúp.

Đêm tân hôn nhận được tin nhắn lạ, chồng sắp cưới nổi điên, cạy tay đòi lại nhẫn

Thấy tôi im lặng, anh bất ngờ xông đến cạy tay tôi rút bằng được chiếc nhẫn đính hôn anh đã trao cho tôi trong lễ ăn hỏi.

Tôi và chồng chỉ còn nửa tháng nữa là tổ chức đám cưới chính thức. Tôi với anh dù trên pháp luật chưa phải vợ chồng danh chính ngôn thuận vì chúng tôi chưa đăng ký kết hôn nhưng chúng tôi làm lễ ăn hỏi rồi. Trong mắt mọi người và tự bản thân chúng tôi cảm nhận rõ chúng tôi đã thực sự là vợ chồng.
Tôi với chồng quen rồi yêu nhau khá chóng vánh, tất cả gói gọn trong 6 tháng. Thậm chí tôi với anh còn chưa qua đêm cùng nhau. Khi tôi ngỏ ý giữ đến đêm tân hôn, không ngờ anh đồng ý ngay. Anh bảo anh thích một cô gái biết giữ mình như tôi. 
Và đêm qua chính anh đề nghị chúng tôi tân trước bởi anh sợ đến ngày cưới lu bù nhiều việc, ai cũng mệt nhoài khó mà có một đêm tân hôn như ý. Tôi thấy anh nói rất hợp lý bèn e thẹn gật đầu.
Chồng tôi thuê 1 phòng khách sạn hạng sang, nhờ người trang trí bóng bay và hoa tươi. Tôi cảm kích ôm chầm lấy anh, cõi lòng lâng lâng hạnh phúc. Nhưng mọi người biết không, giữa lúc ấy tôi bỗng nhận được 1 tin nhắn, người gửi không ai khác chính là của gã tình cũ. 
“Em sắp lấy chồng có nhớ đến những lúc quằn quại trên giường với anh?”, vỏn vẹn một câu ngắn ngủn nhưng lại có sức sát thương vô cùng lớn. Tôi với gã quả thực từng quan hệ với nhau. Theo quan điểm của tôi, từng quan hệ không có nghĩa sẽ cho phép bản thân mình dễ dãi. Với chồng hiện tại, thời điểm chúng tôi quen nhau chưa lâu nên tôi chưa đồng ý chứ không phải “làm màu”, giả vờ là gái ngoan với anh.
Anh thấy tôi có chút hoảng hốt khi đọc tin nhắn thì giật phắt lấy chiếc điện thoại trên tay tôi. Nhìn rõ những chữ trên màn hình, anh gằn giọng hỏi: “Gã ta nói sự thật? Em với gã ta đã từng…”. Tôi im lặng ngầm thừa nhận. 
Anh đột ngột ném chiếc điện thoại của tôi vào tường vỡ tan tành, hét to trách móc tôi: “Hóa ra em cũng chẳng khác gì những người con gái khác! Anh tưởng em ngoan ngoãn, có gia giáo lắm cơ! Anh không quá quan trọng chuyện em ‘còn’ hay ‘mất’, em còn càng tốt mà mất cũng không sao. Nhưng chính thái độ lừa dối, giấu giếm của em khiến anh ghê tởm!”.
 Tôi choáng váng với mớ lời buộc tội từ anh. Tôi thấy bản thân chẳng làm gì nên tội, chuyện tôi “mất” đâu phải là lỗi lầm gì mà phải thú nhận mong anh tha thứ! Con gái không còn trinh là người con gái mang tội sao? Một quan niệm quá ư nực cười và coi thường, vùi dập phụ nữ!
Thấy tôi im lặng, anh bất ngờ xông đến cạy tay tôi rút bằng được chiếc nhẫn đính hôn anh đã trao cho tôi trong lễ ăn hỏi. “Chúng ta chấm dứt ở đây thôi. Tôi không thể chấp nhận một người vợ đã hư hỏng còn không biết nhận sai như cô!”, anh tuyên bố như vậy rồi quay lưng bỏ đi. 
Còn lại 1 mình trong căn phòng khách sạn, nhìn những thứ anh dày công chuẩn bị mà tôi thấy thật nực cười. Hóa ra anh dành cho tôi những điều tốt đẹp này chỉ bởi vì nghĩ tôi còn trinh?
Tôi ra về mà lòng rối bời. Ông trời đúng là trêu ngươi khi để gã người cũ nhắn tin vào đúng đêm tân hôn sớm của tôi với chồng. Có lẽ gã biết tôi sắp cưới chứ cũng chẳng ngờ tin nhắn của mình lại phá hủy ngay mối nhân duyên của tôi. 
Mà không, nếu chẳng có tin nhắn của gã thì chồng tôi cũng phát hiện ra tôi không “còn” thôi. Và kết cục như thế này cũng sẽ xảy ra như đã định. Cay đắng và không cam tâm chút nào mọi người ạ, lẽ nào tôi cứ thế chấp nhận bị hủy hôn? 
Dù tôi cũng không còn thiết tha người đàn ông coi cái màng mỏng của phụ nữ lớn hơn tất thảy kia nhưng cách làm của anh ta thật sự khiến tôi thấy bị sỉ nhục. Tôi có nên làm ầm ĩ lên cho anh ta một phen bẽ mặt?
Mời bạn đọc chia sẻ và bình luận tại đây!